Lịch sử Bình Thành, Lấp Vò

Bình Thành là tên ghép từ 2 xã Bình Thành Tây và Bình Thành Đông thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Trước năm 1975, Bình Thành - Lấp Vò (bao gồm xã Bình Thành và thị trấn Lấp Vò) là một vùng ít cơ sở cách mạng, bị địch tạm chiếm, Nhân dân Bình Thành phải sống trong hoàn cảnh cực kỳ đen tối dưới ách thống trị của bộ máy ngụy quân, ngụy quyền, bọn chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố, bắt bớ, ức hiếp người dân vô tội, đưa họ tham gia vào tổ chức do chúng lập ra, hoặc bắt đi lính chống lại cách mạng. Song song đó, chính quyền ngụy quyền còn hậu thuẫn cho những kẻ đội lốt đạo, lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá cách mạng, chúng ép mỗi người dân phải theo một tôn giáo, ai không gia nhập tôn giáo thì bị cho là liên quan đến cách mạng. Do đó, Bình Thành có 95% số dân gia nhập tôn giáo. Toàn xã rất ít trường lớp, số trẻ em thất học nhiều, đời sống văn hóa thiếu thốn, giao thông nhỏ hẹp, lầy lội.

Với thắng lợi trọn vẹn mùa Xuân năm 1975, cùng với toàn miền Nam, quê hương Lấp Vò được hoàn toàn giải phóng, Nhân dân Bình Thành trải qua nhiều chặng đường đấu tranh gian khổ, chịu nhiều hy sinh và đã làm nên nhiều chiến tích lịctrong Đó là cuộc khởi nghĩa chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, đưa người dân Bình Thành từ thân phận nô lệ, tăm tối, lầm than, vươn lên làm chủ quê hương đất nước độc lập, tự do; rồi 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, nhiều đồng chí đồng bào đã không tiếc tiền của, máu xương, hy sinh chiến đấu để giành độc lập. Từ đây Đảng bộ, quân và dân Bình Thành bắt tay xây dựng lại quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Sau giải phóng 30/4/1975, Đảng bộ Bình Thành tập trung xây dựng bộ máy chính quyền từ xã đến ấp, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang để giữ vững chính quyền, thiết lập an ninh, trật tự xã hội, ổn định đời sống ban đầu cho nhân dân, từng bước đi vào xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tình hình an ninh, trật tự xã hội cúa Bình Thành phức tạp, để đảm bảo cho người dân an tâm sản xuất, lực lượng quân sự nắm chắc và phân loại đối tượng hình sự chính trị, ngụy quân ngụy quyền và các tệ nạn khác, xã đội thường xuyên đảm bảo tốt cảc chế độ trực chỉ huy, trực thông tin từ trên xuống dưới, xã luôn có một trung đội du kích cơ động, ở ấp luôn có một tiểu đội dân quân, các đơn vị thường kết hợp với công an tuần tra, truy quét tội phạm hình sự và các vụ việc xảy ra trên địa bàn.

Năm 1975, xã Bình Thành có 1.864 hộ dân, 975 ha đất sản xuất, chủ yếu trồng được lúa một vụ, năng suất thấp, lượng thực thiếu thốn, cuộc sống người dân khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần thấp, y tế yếu kém. Để giải quyết được nạn thiếu lương thực, xã đã huy động sức người, sức của tập trung làm thủy lợi, liên tục trong cảc năm 1976, 1977, 1978 dẫn nước tưới tiêu, tháo phèn để từ sản xuất lúa một vụ sang lúa hai vụ trong một năm.

Công tác thủy lợi của xã đi đầu trong toàn Huyện, trong năm 1985, xã đã huy động được 3.741 lượt lao động tham gia, thực hiện được 32 công trình, đã hoàn chỉnh mạng lưới thủy lợi cơ sở. Các ngành tiểu thủ công nghiệp đã đi vào hoạt động có nề nếp. Các hoạt động giáo dục cũng diễn ra sôi nối, số học sinh tăng cao, có một trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp tỉnh và hai trường đạt loại khá. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, tổ chức mạng lưới Đông, Tây y đều khắp nông thôn. Tình hình an ninh chính trị được đảm bảo, thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật trong trong nhân dân. Từ đó, xã Bình Thành đã nâng cao được một bước phảt tríến kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống vật chất và tinh thân của Nhân dân được nâng lên rõ rệt, tạo được lòng tin của Nhấn dân đôi với Đảng,

Tuy nhiên, trong giai đoan này, Bình Thành cũng đã gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là cuối vụ hè thu 1989` Nguyên nhân là do thực hiện bao cấp về vật tư và tiển vốn, nên tập thể không có khả năng đầu tư cho xã viên như trước. Vốn tích lũy của tập đoàn và hợp tảc xă rất ít, sự quản lý của hợp tảc xã và liên tập đoàn không đồng nhất vởi nhau, quản lý thủy nông không đảm bảo, thiếu chi phí sửa chữa mảy móc cũ, hư,... Nhận định tình hình khó khăn trên, Cấp ủy hỌp bàn thống nhất từ trong chi bộ đến cản bộ ngoài Đảng và ra đại hội xã đi đến quyết định: “Tiếp tục duy trì và đưa phong trào hợp tảc hóa đi lên thông qua sự hợp nhất lên hợp tảo xã toàn xã. Đồng thời, tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của công ty thuốc sảt trùng miền Nam ““bán thuốc trừ sâu trả chậm để làm vốn đầu tư cho sản xuất”. Từ đó hợp tảc xã làm ăn luôn mang lại hiệu quả và đứng vững. Song song đó, Cấp ủy luôn đặt công tảo thủy lợi lên hàng đầu, bằng phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm ” từ năm 1987 1991 xã đã huy động nhân lực thi công 19 công trình thủy lợi tạo nguồn và 200 công trình thủy lợi nội đồng.

Trong thời kỳ chuyển đối cơ chế từ tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý kinh tế thị trường theo định hưởng XHCN, trong khi nhiều địa phương khảo gặp khó khăn, nhất là sự khủng hoảng, tan rã của cảc Tập đoàn sản xuất, hợp tảc xã theo mô hình cũ thì xã Bình Thành vẫn vận dụng đúng đắn, sảng tạo cảc quan điểm đường lối đổi mới của Đảng, duy trì và củng cố vững chắc kinh tế hợp tác, tạo nên một xu thế tất yếu trên con đường đi lên sản xuất lởn XHCN.

Với những thành tích nổi bật, vượt trội và sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, năm 1990, Đảng bộ và Nhân dân xã Bình Thành vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. Có 1 Mẹ Việt Nam anh hùng.

Năm 2015, được Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp công nhận đạt chuẩn “Xã nông thôn mới”.

  • Quyết định 77-HĐBT[2] ngày 27 tháng 06 năm 1989, xã Bình Thành thuộc huyện Thạnh Hưng.
  • Nghị định 81-CP[3] ngày 06 tháng 12 năm 1996, xã Bình Thành thuộc huyện Lấp Vò.